Đàn Piano Có Tên Gọi Khác Là Gì?
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng đàn piano có tên gọi khác là gì không? Dù cho bạn là một tín đồ của âm nhạc hoặc chỉ đơn giản là một người yêu thích nhạc cụ, việc tìm hiểu về cái tên đầy ý nghĩa này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về hành trình phát triển của loại nhạc cụ này. Hãy cùng Việt Thanh Music khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Piano là gì?
Piano là một loại nhạc cụ có nhiều cách thức phân loại, chúng có thể thuộc loại có bộ gõ (percussion), có bàn phím (keyboard) hoặc có dây (string). Phương thức tạo âm thanh của đàn piano sẽ là dùng các chiếc búa bọc nỉ để gõ vào các sợi dây thép để tạo ra những sự rung động ở dây. Sau đó, những rung động này sẽ được truyền đến một bảng công hưởng (soundboard), hay còn gọi là bộ phận khuếch đại chúng. Sau đó, các âm thanh to vang và trong trẻo được phát ra ngoài.
Tuy ngày nay được gọi là đàn piano nhưng trước đó, loại đàn này đã có rất nhiều tiền thân và có nhiều sự biến đổi khác nhau trong giai đoạn phát triển, đồng thời chúng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau trong từng thời kỳ. Hãy cùng tìm hiểu đàn piano có tên gọi khác là gì bằng cách đi về quá khứ và tìm hiểu về sự phát triển của nó theo thời gian nhé!
Lịch sử và các tiền thân của đàn piano
Đàn Clavichord
Đàn Clavichord là một loại đàn dây phím có nguồn gốc từ thế kỷ 14 và được phát triển rộng rãi trong thời kỳ Baroque. Đây là một trong những loại đàn phím cổ nhất và được sử dụng phổ biến trong âm nhạc châu Âu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18.
Đàn Clavichord có cấu trúc đơn giản với bàn phím và dây đàn nằm dọc theo một khung gỗ. Khi người chơi nhấn vào một phím, một đòn gõ nhỏ được đẩy lên đến đập vào dây đàn, tạo ra âm thanh. Sự khác biệt quan trọng giữa Clavichord và các loại đàn phím khác là âm thanh của nó được tạo ra bởi sự rung động của dây đàn, bởi vậy nó mang tính cá nhân và tinh tế cao.
Đàn Harpsichord
Sau đàn Clavichord, loại đàn này được sử dụng phổ biến trong âm nhạc Châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Đàn Harpsichord có hình dáng tương tự như đàn piano, với bàn phím và dây đàn chạy ngang qua một khung gỗ. Tuy nhiên điểm đặc trưng của loại đàn này đó chính là các bàn phím được phân thành 2 tầng trông rất độc đáo. Thiết kế của đàn Harpsichord thường mang tính truyền thống và đặc trưng của thời kỳ Phục Hưng và Baroque, với sự thanh lịch và tinh tế.
Âm thanh được tạo ra bởi đàn Harpsichord có một đặc điểm riêng biệt, được tạo ra bằng cách tách lớp âm thanh thành các tầng, cho phép người chơi tạo ra những hiệu ứng âm nhạc độc đáo.
Cristofori – người phát minh ra cây đàn piano đầu tiên
Bartolomeo Cristofori đến từ Padua, là một thợ chế tạo đàn harpsichord, ông được Ferdinando de' Medici, Đại công tước xứ Tuscany, thuê làm "Người giữ nhạc cụ" của ông. Vào thời gian này, tức là đầu thế kỷ thứ 17, Cristofori đã chế tác ra một loại đàn mới, được gọi là pianoforte (hay trong tiếng Ý: clavicembalo col piano e forte, nghĩa là đàn harpsichord có thể chơi bình thường và mạnh mẽ hơn).
So với các loại nhạc cụ trước đây, đàn piano Cristofori có thiết kế khá độc đáo. Thay vì sử dụng dây đàn như các loại đàn cổ điển khác, đàn piano Cristofori sử dụng một bộ phận gọi là "búa" để đánh vào các dây thép. Búa được thiết kế để tác động lên các dây đàn với một lực độc lập, cho phép người chơi điều chỉnh độ mạnh yếu của âm thanh.
Sự phổ biến của đàn piano trên khắp châu Âu
Từ piano chỉ trở nên phổ biến hơn vào năm 1732 khi tên pianoforte được rút ngắn. Sau đó, vào cuối thế kỷ 18, việc sản xuất đàn piano bắt đầu lan rộng khắp châu Âu. Mỗi quốc gia sản xuất đàn piano đều có thiết kế chữ ký của riêng họ. Những cây đàn piano từ Anh có cơ chế nặng hơn và âm lượng to hơn trong khi những cây đàn từ Áo có cơ chế nhẹ hơn và âm thanh nhẹ nhàng hơn. Những cây đàn piano của Vienna nổi tiếng với khung gỗ, có hai dây cho mỗi nốt nhạc và búa bọc da.
Emánuel Moór
Một phiên bản khác của nhạc cụ này đáng được nhắc đến là Emánuel Moór Pianoforte. Sự khác biệt chính giữa phiên bản này và các phiên bản piano cổ điển là nó có bàn phím đôi. Người phát minh ra loại nhạc cụ thú vị này là Emánuel Moór (1863 – 1931), một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Hungary. Nó được tạo ra với hai bàn phím, cái này nằm trên cái kia. Thông thường, phần dưới có 88 phím thông thường và phần trên nhỏ hơn một chút, chỉ chứa 76 phím.
Cách hoạt động của chiếc đàn này cũng rất thú vị. Cụ thể, khi nhấn một phím ở phía trên, đàn sẽ tự động phát ra âm thanh của phím phù hợp của bàn phím bên dưới với độ cao hơn một quãng tám. Đây được xem là một cơ chế tuyệt vời vì nó cho phép nghệ sĩ piano đạt đến hai quãng tám cùng một lúc mà không cần phải dùng 2 tay để chơi đàn. Do đó, loại đàn này phù hợp cho các nghệ sĩ biểu diễn các bản nhạc phức tạp.
Đàn piano hiện đại
Sau sự hình thành và phát triển của các tiền thân, các nhà sản xuất ngày nay đã cho ra mắt phiên bản đàn piano với sự cải tiến vượt bật. Về mặt thiết kế, hầu như không có sự biến đổi nhiều trong các dòng đàn piano cơ. Một số cải tiến nổi trội chính là hệ thống pedal (bàn đạp). Pedal được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng âm thanh đặc biệt trong khi chơi đàn, giúp bạn ngân dài hoặc tạo sự khác biệt trong âm thanh. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng dây đồng thau trần thì ngày nay, người ta thường sử dụng một lõi thép đặc biệt để quấn ngoài dây đồng để tăng chất lượng âm thanh. Ngoài ra, một sự cải cách mới trong dòng đàn này chính là sự ra đời của những cây đàn piano điện, vừa nhẹ vừa rẻ nhưng lại được tích hợp nhiều tính năng hiện đại.
Qua quá trình phát triển và cải tiến liên tục, đàn piano đã trở thành một biểu tượng về sự tinh tế và đẳng cấp trong nghệ thuật âm nhạc. Các loại đàn piano khác nhau cũng có những đặc trưng và lịch sử riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ngành công nghiệp âm nhạc. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và mới mẻ về cây đàn piano và cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Đàn piano có tên gọi khác là gì?”.
Xem thêm: bảng giá bán đàn piano Việt Thanh